Tuesday, April 11, 2017

Cự Môn và Không Kiếp



Cự Môn giao hội với Không Kiếp


Sao Cự Môn thường được luận là hung tinh, thuộc nhóm sao Cự Nhật. Tính chất phân chia rõ rệt hai trường hợp khi đi cùng Thái Dương hình thành cách Cự Nhật đầy đủ và giao hội với Cơ Đồng hình thành cách Cự Cơ Đồng. Cự Môn thường được nhắc tới với cách gặp Đà Kỵ tối hung, tính chất có tính Ám, khi đi với Hóa Kỵ luận bất cát do thuộc cách chê bai, bất mãn do Hóa Kỵ tăng khuyết điểm của Chính Tinh "Cự Môn phùng Đà Kỵ tối hung". Cách Cự Môn đơn thủ tại các cung Tị Hợi, Tí Ngọ, Thìn Tuất và giao hội với Cơ Đồng thành bộ Cự Cơ, Cự Đồng. Giao hội với Thái Dương hình thành cách Cự Nhật. Sao này có một tính chất quan trọng ít được sử dụng trong luận đoán là cách Cự Môn ngộ Không Kiếp. Thường nghe tới việc Sát Phá dụng được Không Kiếp ở bộ Sát Phá Tham. Sao Thiên Tướng được xếp hạng thứ hai khi ngộ Không Kiếp. Cự Môn ngộ Không Kiếp là một cách cục khá hay, đặc biệt có cách Cự Đồng ngộ Không Kiếp. Cự Môn là ngôi sao chủ sự bất mãn, phản đối, phản kháng và mang tính ám trong tính chất. Cự Môn và Phá Quân cùng phe thường đối nghịch với sao Tử Vi, ba sao này thuộc nhóm sao dẫn đầu. Khi sao này đắc cách chính là lúc bộ Cự Phá mâu thuẫn lớn với Tử Vi vì phần tốt đang thuộc về Cự Môn khiến cách phản đôi bất mãn đang được hưởng ứng.


 Đặc biệt khi Cự Môn hợp cách có Phượng Khốc tính chất này càng rõ rệt. Vì vậy với bố cục như vậy thuộc cách xung đột có lợi hơn yên bình. Khi Cự Môn lên tiếng nhận được sự yên bình tức cách cục phá cách và Cự Môn giữ lấy bất mãn như trường hợp gặp Lộc Tướng Ấn. Trái lại gặp với cách Thanh Phi Phục tan vỡ lại hay. Do vậy với hoàn cảnh khó khăn là Không Kiếp đi ngược với truyền thống vốn có của Tử Vi. Cự Môn lúc này mới phát huy tác dụng đứng đầu về thị phi, chống đối. Cách Cự Môn ngộ Không Kiếp là cách đột phá trong ý tưởng và luôn chứa đựng sự bất mãn và bộc phát. Cự Môn ngộ Sát Tinh như cách Cự Hỏa Kình Dương chung thân ải tử, bộc phát tai họa vì hình thành cách không thể chống cự, thực chất chỉ với Cự Hỏa Kình có thể rất tốt nếu có Khoa Quyền Lộc hay cát tinh. Với Cự Môn ngộ Không Kiếp cũng có hai mặt và nếu chỉ xét cách Cự Không Kiếp tính chất tốt đẹp vẫn hơn tính chất xấu. Việc Không Kiếp tại tam hợp là tai họa do hoàn cảnh tạo ra và Không Kiếp tại bản cung Mệnh là tai họa do Cự Môn tạo ra mâu thuẫn. Và trong hai trường hợp đều có lợi cho sao này. Về mặt tai nạn với cách Cự Không Kiếp cũng không nhỏ, đặc biệt khi đáo hạn xấu tính hoạch phá lớn. Cách cục này rất dễ đổ vỡ như việc thêm Lộc Tướng Ấn hay Hỏa Linh đều biến đổi theo chiều hướng cực đoan. Với Cự Môn trường hợp trên nên theo con đường nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao có thể gặt được bước ngoặt lớn trong sự nghiệp. Cự Môn là ngôi sao thứ tư trong các chính tinh có thể dụng được Không Kiếp, đặc biệt khi Cự Môn có bộ Phượng Khốc ngưỡng mộ.

2 comments:

Unknown said...

Cháu đọc khá nhiều tài liệu nói về một số chính tinh có thể dụng được bộ Không Kiếp này tại Mệnh và Hạn. Đi qua Hạn tốt hơn ở Mệnh. Đúng như Bác nói là Sát Phá và Thiên Tướng mới có thể chơi với bộ sao này. Cụ thể Phá Quân chế ngự Không Kiếp, Thất Sát và sử dụng Không Kiếp, còn Thiên Tướng thì 50-50 (tốt theo tốt xấu theo xấu). Và nếu được gia hội càng nhiều Cát tinh càng tốt. Hôm nay cháu mới lần đầu tiên đọc về bài của Bác nói về Cự Môn có thể dụng được Không Kiếp. Nhưng thưa Bác cháu chưa hiểu lắm về chế ngự và sử dụng được Không Kiếp. Và cuối cùng thì nó có nghe theo mình không (Đặc biệt là ở Mệnh Thân). Theo cháu hiểu Không Kiếp giống như một công cụ gì đó nguy hiểm. Các Chính tinh trên là người sử dụng công cụ nguy hiểm đó. Khi mình sử dụng mà không biết gì về nó (không chế ngự được và hiểu nó) thì ắt sẽ có ngày chết vì nó. Nhưng nếu mình chế ngự được rồi (đập chết nó hay hiểu biết cặn kẽ về nó) thì mình đâu sợ tác họa nữa thưa Bác. Mà nếu có thì cũng không nặng như trường hợp mình chỉ sử dụng nó mà không biết nó thế nào (mặt tốt xấu của nó ra sao). Như cháu hiểu vậy thì có hợp lý không ạ Bác? Bác có thể giải thích rõ hơn được không ạ?

Unknown said...

Chào Bác!
Cháu thấy bộ tứ hung ( Tang Hổ Điếu Binh ) dụng dược Không Kiếp đúng không bác ?
Cháu thấy tứ hung làm cầu nối cho Không Kiếp được